Bu lông hay bulong (trong tiếng Anh có tên gọi là Bolt, tiếng Pháp là boulon) là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng ghép nối 2 bộ phận lại với nhau thành một khối thống nhất trong các lĩnh vực xây dựng, nội thất, sản xuất máy móc,.... Các bộ phận này cũng có thể tách rời bằng cách sử dụng một công cụ thích hợp để hiệu chỉnh. Các đai ốc (ecrou) được sử dụng trên bu lông để thắt chặt hơn.
-Gồm 2 phần:
+Phần đầu:
được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau, gồm có hình tròn; hình vuông; hình lục giác 6 cạnh ngoài (bu lông lục giác ngoài), hoặc hình lục giác 6 cạnh được dập chìm bên trong (bulong lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc nhiều hình khác như: hình đầu tròn cổ vuông, hình nón, hình trụ, đầu dù…
+Phần thân:
Phần hình trụ, có độ dài đủ để luồn qua các chi tiết ghép nối. Dưới phần trụ trơn này là phần hình trụ có ren để vặn đai ốc.
+Thân bulong được tiện ren theo 2 kiểu:
- Bu lông ren suốt sẽ được tiện ren toàn bộ phần thân bulong, từ đầu mũ đến cuối bulong.
- Bu lông ren lửng thì chỉ được tiện ren 1 phần thân bulong, bắt đầu từ đầu mũ bu lông, độ dài tiện ren sẽ tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế bulông và yêu cầu của công trình lắp ghép.
Bulong có nhiều loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc.
-Phân loại theo vật liệu chế tạo:
+Bulong chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim.
- Bulông phải qua xử lý nhiệt:
bu lông cường độ cao: bulong cấp bền 8.8, 10.9; 12.9. Bulông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.
- Bulông không qua xử lý nhiệt:
Chủ yếu là bulong thường hoặc các bu lông có
cường độ thấp. Bulông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bulong không cần xử lý nhiệt: Bulong cấp bền 4.8; 5.6; 6.6
+Bulong được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox.
Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất.
+Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu:
Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…
-Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn:
+Bulongng đen, mộc: bu long sản xuất từ vật liệu thép cacbon
+Bulong nhuộm đen
+Bulong mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu long mạ màu cầu vồng
+Bulong INOX (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…)
-Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công
+Bulong thô:
Được chế tạo từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ
+Bulong nửa tinh:
Được chế tạo tương tự bulong thô nhưng được gia công thêm phần đầu bulong và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.
+Bulong tinh:
Được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
+Bu lông siêu tinh:
Đây là loại bulông được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.
-Phân loại theo chức năng làm việc
Dựa trên mục đích sử dụng thì bulong được chia thành 2 loại chính: Bu lông liên kết và bu lông kết cấu. Cách phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến cấp bền, hình dáng và kích thước bu lông.
+Bu lông liên kết:
Bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.
+Bu lông kết cấu:
Được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.
-Phân loại theo lĩnh vực sử dụng.
Theo cách phân loại này, bu lông được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau. Thực tế bu lông ít được phân loại theo phương thức này.
+Bu lông sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
+ Bu lông sử dụng cho các công trình đường sắt: bu lông cắt đứt, bu lông cấp bền cao…
+Bu lông sử dụng trong các công trình trên biển.
+ Bu lông cho lĩnh vực cơ khí, bu lông cho ô tô, xe máy.
-Chiều dài bu lông: từ 100-300mm.
-Cấp bền: 4.8, 5.6, 5.8, 6.8, 8.8, 10.9
-Về bước ren: ren được tiện theo hệ ren inch hoặc ren mét.
-Bề mặt: nhuộm đen, xi trắng, xi vàng, mạ kẽm nhúng nóng, sơn.
-Xuất xứ: Việt Nam, Japan, Taiwan, China, Korea, USA, Malaysia.
-Bu lông neo (Bu lông móng) (tiếng Anh là Anchor Bolt)
-Bu lông chữ U (Tiếng Anh là U-Bolt hay Ubolt)
-Bu lông mặt bích ( tiếng Anh là Flange bolt)
-Bu lông lục giác (tiếng Anh là Hexagon bolt)
-Bu lông đầu vuông (Tiếng Anh là Square head bolt)
-Bu lông đầu chữ T (Tiếng Anh là T-head bolt)
-Bu lông gỗ (vít gỗ)
-Bu lông mắt (Eye bolt)
-J-bolt
-Bu lông 2 đầu (Guzong - Stud bolt)
Bu lông có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu. Mỗi loại vật liệu lại có tính chất vật lý khác nhau:
+Bu lông làm từ vật liệu nhôm: có đặc điểm là trọng lượng nhẹ, dễ sản xuất, chống oxy hóa và dẫn điện.
+Bu lông làm từ vật liệu đồng: có độ chịu lực và chống ăn mòn cao, dẫn điện, độ thấm từ tính thấp.
+Bu lông làm từ hợp kim đồng: chịu mài mòn tốt, tải trọng cao và phù hợp để sử dụng gần nam châm.
+Bu lông làm từ nhựa: chống ăn mòn kém hơn, tải trọng thấp và ít tốn kém. Loại này chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng gần nước.
+Bu lông làm từ thép carbon: Thép không tráng sẽ chịu mài mòn kém.
+Bu lông làm từ inox: có ưu điểm là bề mặt sáng đẹp,khả năng chịu ăn mòn hóa học cao. Tuy nhiên, chúng không cứng như làm từ vật liệu thép carbon. Vật liệu inox thường sử dụng: inox 201, inox 304, inox 316
+Bu lông làm từ hợp kim: Các hợp kim phổ biến để chế tạo Bulong ốc vít bao gồm Hastelloy®, Inconel®, Incoloy® và Monel®.Ưu điểm của loại này là độ bền cơ học tốt, bề mặt ổn định, khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn cao.
+Bu lông Titanium: trọng lượng nhẹ, cứng chắc và có khả năng chống ăn mòn. Nó làm tăng sức mạnh và độ bền khi được nấu thành hợp kim cùng các kim loại khác.Dựa vào mục đích công việc để lựa chọn chất liệu của bu lông ốc vít cho phù hợp.
Hiện nay, trên thế giới bu lông đai ốc được sản xuất theo nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau. Và sau đây là 1 số bộ tiêu chuẩn bu lông đai ốc điển hình như:
-Tiêu chuẩn DIN của Đức.
-Tiêu chuẩn ASTM/ANSI của Mỹ.
-Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản.
-Tiêu chuẩn GB -Trung Quốc.
-Tiêu chuẩn BSW – Anh.
-Tiêu chuẩn GOST – Nga.
-Tiêu chuẩn ISO – Tiêu chuẩn Quốc tế
-Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN – Việt Nam)
ĐT: 024 32029009
Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/iHGFxVkEGNyNMRVK7
ĐT: 02437759825
Email: dskimkhi@gmail.com
Hotline: 0918361998
Website: http://bulongduongsang.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/kimkhiduongsang
Bản đồ đường đi